Quy định về hoạt động vô tuyến điện nghiệp dư – Phần 1

Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2008/QÐ-BTTTT
Ngày 04 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Quy định này điều chỉnh các hoạt động tổ chức thi, cấp và công nhận chứng chỉ khai thác viên vô tuyến điện nghiệp dư; cấp phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện nghiệp dư; khai thác, sử dụng đài vô tuyến điện nghiệp dư đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Nghiệp vụ vô tuyến điện nghiệp dư là nghiệp vụ vô tuyến điện nhằm mục đích tự đào tạo, nghiên cứu kỹ thuật thông tin vô tuyến điện do các khai thác viên vô tuyến điện nghiệp dư là những người được cấp phép, yêu thích kỹ thuật vô tuyến điện thực hiện chỉ với mục đích cá nhân không liên quan đến lợi nhuận.
  2. Nghiệp vụ vô tuyến điện nghiệp dư qua vệ tinh là nghiệp vụ vô tuyến điện sử dụng đài không gian đặt trên các vệ tinh trái đất với cùng mục đích như của nghiệp vụ vô tuyến điện nghiệp dư.
  3. Khai thác viên vô tuyến điện nghiệp dư (viết tắt là KTVVTĐND) là người có Chứng chỉ KTVVTĐND hoặc Chứng chỉ KTVVTĐND nước ngoài.
  4. Chứng chỉ khai thác viên vô tuyến điện nghiệp dư (viết tắt là Chứng chỉ KTVVTĐND) là văn bản do các tổ chức được Cục Tần số vô tuyến điện công nhận đủ điều kiện tổ chức thi, chấm thi vô tuyến điện nghiệp dư cấp cho người yêu thích vô tuyến điện nghiệp dư, trong đó thừa nhận trình độ của người được cấp chứng chỉ khi thực hiện liên lạc vô tuyến điện nghiệp dư.
  5. Chứng chỉ khai thác viên vô tuyến điện nghiệp dư nước ngoài (viết tắt là Chứng chỉ KTVVTĐND nước ngoài) là văn bản do cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người yêu thích vô tuyến điện nghiệp dư, trong đó thừa nhận trình độ của người được cấp chứng chỉ khi thực hiện liên lạc vô tuyến điện nghiệp dư.
  6. Đài vô tuyến điện là một hoặc nhiều thiết bị vô tuyến điện kể cả thiết bị kèm theo tại một địa điểm để thực hiện một nghiệp vụ vô tuyến điện. Mỗi đài vô tuyến điện được phân loại theo nghiệp vụ mà nó hoạt động thường xuyên hoặc tạm thời.
  7. Ðài vô tuyến điện nghiệp dư (viết tắt là đài VTĐND) là một đài vô tuyến điện thuộc nghiệp vụ vô tuyến điện nghiệp dư.
  8. Thiết bị phát sóng vô tuyến điện nghiệp dư là thiết bị phát sóng vô tuyến điện khi phát trên dải tần số phân bổ cho nghiệp vụ vô tuyến điện nghiệp dư.
  9. Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện (đối với đài VTĐND) là văn bản do Cục Tần số vô tuyến điện cấp cho người có Chứng chỉ KTVVTĐND hoặc người có Chứng chỉ KTVVTĐND nước ngoài (được công nhận theo điều 11 của Quy định này), trong đó quy định về tần số, giới hạn công suất phát, phương thức phát và các điều kiện khác.

Điều 3. Các hành vi bị cấm

  1. KTVVTĐND không được phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện nghiệp dư nhằm mục đích chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây rối an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vi phạm thuần phong mỹ tục của dân tộc.
  2. Các đài vô tuyến điện nghiệp dư không được chuyển phát các thông tin liên quan đến thương mại; các tin tức về an ninh, quốc phòng; các tin tức thời sự; các tín hiệu phát thanh, âm nhạc quảng bá; không được chuyển giao thông tin hộ người thứ ba khi người thứ ba không liên quan đến khai thác đài vô tuyến điện nghiệp dư (trừ trường hợp khẩn cấp khi xảy ra thiên tai, thảm hoạ).
  3. Các hành vi bị cấm khác theo qui định của pháp luật.

Điều 4. Hệ thống Chứng chỉ KTVVTĐND

Hệ thống Chứng chỉ KTVVTĐND gồm:

  1. Chứng chỉ KTVVTĐND cấp 1: Người có chứng chỉ này được quyền khai thác các loại thiết bị vô tuyến điện của một đài VTĐND trên tất cả các phương thức phát với công suất phát ra anten không vượt quá 1 kW, làm việc trên tất cả các băng tần quy định cho nghiệp vụ vô tuyến điện nghiệp dư (Phụ lục 1).
  2. Chứng chỉ KTVVTĐND cấp 2: Người có chứng chỉ này được quyền khai thác các thiết bị vô tuyến điện của đài VTĐND trên tất cả các phương thức phát với công suất phát ra anten không vượt quá 200 W, làm việc trên tất cả các băng tần quy định cho nghiệp vụ vô tuyến điện nghiệp dư.
  3. Chứng chỉ KTVVTĐND cấp 3: Người có chứng chỉ này được quyền khai thác các thiết bị vô tuyến điện của đài VTĐND trên tất cả các phương thức phát với công suất phát ra an ten không vượt quá 50 W, làm việc trên tất cả các băng tần quy định cho nghiệp vụ vô tuyến điện nghiệp dư.
  4. Chứng chỉ KTVVTĐND cấp 4: Người có chứng chỉ này được quyền khai thác các thiết bị vô tuyến điện của đài VTĐND trên tất cả các phương thức phát (trừ phương thức phát điện báo CW) với công suất phát ra an ten không vượt quá 20 W, làm việc trên tất cả các băng tần quy định cho nghiệp vụ vô tuyến điện nghiệp dư.

4 thoughts on “Quy định về hoạt động vô tuyến điện nghiệp dư – Phần 1”

    1. Hi Ted,

      Thanks a lot for your offer.
      I’m actually living in the south (Can Tho, Mekong delta) but maybe some of the fellows living in Hanoi might be interested.
      My TS-590s was having troubles, I narrowed them to a PA power control related and mitigated them, however that’s G4FUF (XV4F visiting me) who found the design flaw and helped me totally cure it.

      Enjoy your trip in Viet-Nam!
      Are you planning to ask for a callsign?

      73,
      Yan – XV4Y.

      1. Hi, I’m a new ham. I just got the license last year but never used it. I wonder can I use my cheap baofeng uv-5r in Vietnam? I’m planning to come back to Vietnam for Tet. Thanks.

        Linh – KK6OZO

        1. Hi Linh,

          Congrats in joining the radioamateur community.
          As far as I am aware not a lot of activity on VHF/UHF in Viet-Nam.
          I might be wrong as I don’t live in HCMC or Hanoi, but there are only few local HAMs actives, and no repeaters.

          Also, you would need to be issued a local licence or use one the radio-clubs stations as guest. The latter being cheaper for a few days.

          73,
          Yan – XV4Y.

Comments are closed.

CLB Vô tuyến điện nghiệp dư – HAM Radio in Viet-Nam – How to obtain a Radio Amateur callsign in Viêt-Nam